Hoa đèn lồng không chỉ có giá trị thẩm mỹ cao mà nó còn là một loại dược liệu rất tốt trong y học. Chính bởi hình dáng độc đáo, màu sắc nổi bật mà loại hoa này đứng trong top những giống cây cảnh được yêu thích nhất hiện nay.
Dưới đây là kỹ thuật nhân giống cây hoa đèn lồng rất đơn giản. Mời các bạn cùng tham khảo!
Thời điểm trồng hoa lồng đèn
Tùy vào đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng ở từng vùng để phân bố thời gian trồng phù hợp. Đối với các khu vực có điều kiện khí hậu mát mẻ thì trồng được quanh năm. Còn các vùng ở miền Bắc thì nên bắt đầu trồng vào mùa mát từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau.
Cách lựa chọn giống
– Hoa đèn lồng thường được phân loại theo màu sắc. Hiện nay có hai loại được trồng phổ biến nhất là hoa màu đỏ và hồng. Bạn có thể chọn các giống hoa tùy theo sở thích và khu vực trang trí.
Đất trồng
Hoa đèn lồng là loại cây ưa ẩm nhưng sợ úng chính vì vậy đất trồng phải đảm bộ độ tơi xốp, giàu mùn và chất dinh dưỡng, thoát nước tốt, độ pH phù hợp là 6. Ngoài ra có thể sử dụng hỗn hợp đất trộn phân chuồng hoai mục, phân trùn quế, xỉ than, mùn cưa, xơ dừa, than bùn,… Hay các loại đất sạch bán trên thị trường như: đất hữu cơ cao cấp, đât T – Rat,..
Xử lý đất trước khi trồng bằng cách bón lót với vôi rồi phơi ải từ 15 – 20 ngày.
Phương pháp nhân giống hoa lồng đèn
Cây hoa lồng đèn có thể nhân giống bằng hai phương pháp đó là gieo hạt và giâm cành. Tuy nhiên hiện nay, phương pháp giâm cành được sử dụng nhiều hơn bởi nó mang lại tỉ lệ thành công cao. Để thực hiện trồng chúng ta cần trải qua các bước cơ bản sau đây:
– Nên chọn cành cây gốc làm hom bởi vì tuổi thọ của nó sẽ cao hơn cành ra hoa. Còn nếu bạn muốn lấy cành làm hom giống thì phải xử lý để cây không ra hoa, bằng kỹ thuật ngắn ngày và giữ nhiệt độ dưới 21 độ C.
– Cắt hom cành dài 6 – 7 cm với 2 – 3 cặp lá thật và đem cắm ở môi trường ráo nước có pH 6 – 6,5. Tốt nhất nên sử dụng đất cát hạt nhỏ (dày 4 – 5cm) đã qua xử lý sạch khuẩn để ngâm hom. Môi trường nhân giống luôn phải đảm bảo nhiệt độ từ 20 – 22oC.
– Xử lý hom giống với thuốc kích thích mọc rễ rồi giâm vào đất. Hom giống sẽ mọc rễ sau khoảng 20 ngày, lúc này có thể đưa ra bầu hoặc trồng vào chậu để cây tiếp tục phát triển.
Cách chăm sóc cho cây hoa lồng đèn cho nhiều hoa rực rỡ
Tưới nước
– Trong quá trình trồng và chăm sóc, bạn cần thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất, luôn duy trì ở mức 60 – 70%. Nếu thấy đất quá khô cần phải bổ sung nước ngay còn kiểm tra đất bị thừa nước thì cần tạo lối thoát nước để tạo độ thông thoáng cho đất. Tùy vào điều kiện thời tiết để có chế độ phun tưới phù hợp
– Giai đoạn đầu mới trồng, cây con còn yếu thì cần lượng nước nhiều, vậy nên mỗi ngày bạn cần tưới khoảng 3 lần
-Sau khi trồng khoảng 1 tháng, cây đã bắt đầu trưởng thành và cứng cáp thì lúc này nên giảm lượng nước, chỉ cần 1 – 2 lần/ngày
Bón phân chăm sóc cho cây
Tiến hành bổ sung dưỡng chất cho cây vào các giai đoạn sau đây:
– Khi cây bắt đầu bén rễ, phát triển thân nhánh mới: pha loãng phân bón hữu cơ để tưới cho cây theo định kỳ 2 tuần/ lần
– Khi cây bắt đầu nhú hoa: bổ sung phân bón qua lá tưới định kỳ 1 tuần / lần
Phòng trừ sâu bệnh cho cây
– Cây hoa lồng đèn thường ít gặp các vấn đề về sâu bệnh gây hại, tuy nhiên vẫn có một số loại cần lưu ý như bướm trắng, rầy, nhện đỏ,…Nếu trồng với số lượng ít thì chỉ cần theo dõi loại trừ bằng cách bắt tay còn nếu trồng với diện tích rộng thì cần sử dụng thuốc diệt trừ theo khuyến cáo của cơ sở thuốc BVTV.
Ngoài ra loài cây này đôi khi còn bị nhiễm một số loại bệnh hại, đáng lưu ý nhất là bệnh rỉ sắt gây hại trực tiếp đến thân và lá cây. Bởi vậy, trong khâu chọn giống cần lựa những cây khỏe mạnh, không có mầm bệnh.
Thu hoạch
Nếu chăm sóc đúng kĩ thuật và điều kiện thời tiết tốt thì chỉ sau 3 – 4 tháng, cây hoa đèn lồng sẽ bắt đầu ra hoa.
Trồng hoa lồng đèn tuy không khó những đòi hỏi người trồng phải có sự chăm chút tỉ mỉ và hiểu biết về giống hoa. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, các bạn có thể áp dụng để tự tay trồng những cây hoa đèn lồng thật đẹp.