Nếu trước đây, người nông dân chỉ trông chờ vào những vụ lúa thấp kém thì giờ đây nhiều hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã chuyển đổi các diện tích đất cằn cỗi, sản xuất hoa màu kém hiệu để trồng dưa hấu cho năng suất và thu nhập ổn định.
Trên mỗi sào ( 360m2) trồng dưa hấu, bà con có thể thu hoạch từ 1,5 đến 2 tấn dưa, giá thu nhập từ 6 – 8 triệu đồng/sào. Mỗi gia đình tham gia trồng từ 5 – 6 sào, nếu trừ đi các chi phí đầu tư khác thì bà con có thể thu về lợi nhuận từ 30 – 40 triệu đồng/sào/vụ.
Mặc dù trồng dưa hấu không khó, tuy nhiên sự phát triển của nó lại phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết. Nếu gặp tình trạng mưa kéo dài, ngập úng, các cây đang sinh trưởng và cây non sẽ dễ bị chết hơn. Chính vì vậy, để cho ra năng suất cao bà con áp dụng kỹ thuật chính xác, kinh nghiệm thực tế trong chính sản xuất.
Trong quá trình trồng dưa, người nông dân đã đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và chăm sóc cụ thể như sau:
– Thời vụ: Một năm có thể trồng hai vụ chính là vụ xuân hè ( từ tháng 2 đến tháng 5 ) và vụ đông ( từ tháng 9 đến tháng 11)
– Giống dưa: Một số giống dưa cho năng suất cao, ít sâu bệnh được bà con nông dân sử dụng nhiều như các giống dưa F1: Hắc Mỹ Nhân, AT-103, AT-109, TN-Hắc Mỹ Nhân 010, Hắc Mỹ Nhân 777 (Thái Lan), Huỳnh Châu 548 (Mỹ), Sugarbaby, An Tiêm,…
– Chọn đất và làm đất: Cây dưa hấu thích hợp trồng trên đất thịt nhẹ, đất cát pha, gần nguồn nước để thuận tiện cho việc tưới tiêu. Trước khi trồng, đất cần được làm sạch cỏ dại và các tàn dư thực vật, sau đó phân lô và lên luống trồng cao từ 20 – 30 cm; sâu 30-40cm; rộng từ 2,5 – 3m ( luống đơn); 4,5 – 6m ( luống đôi).
– Mật độ trồng tốt nhất từ khoảng 9.000 cây/ ha, khoảng cách giữa các cây từ 0,4 – 0,5 cm.
– Gieo hạt và ươm cây con: Hạt giống phải được phơi dưới trời nắng trong 2-3 giờ sau đó đợi 30 phút cho hạt nguội và đem ngâm hạt với nước sạch khoảng 5-7 giờ. Tùy vào tình hình thời tiết, người trồng có thể bố trí cách gieo phù hợp (gieo thẳng hoặc làm bầu).
+ Phân bón: Trên 1 ha, bà con nông dân có thể sử dụn lượng phân bón chung như sau: 1 tấn phân chuồng hoai hoặc phân hữu cơ, 1 tấn vôi bột, 1 – 1,2 tấn phân bón Đầu trâu NPK. Tùy vào các giai đoạn phát triển của cây để có cách chăm bón hợp lý.
+ Tưới nước: Người trồng cần thường xuyên tưới nước để đảm bảo độ ẩm cho cây phát triển nhanh. Thông thường có thể dùng phương pháp tưới phun hoặc tưới thấm.
+Tỉa nhánh: Khi dưa bò ra nhiều nhánh, cần phải tỉa bớt để các chất dinh dưỡng được tập trung, chăm sóc cho cây tốt hơn.
+ Thụ phấn: Quá trình thụ phấn nên thực hiện vào buổi sáng từ 7 đến 9h. Sau khi trồng khoảng 25 – 30 ngày, bà con có thể tiến hành thụ phấn cho cây.
+ Chọn quả: Để cây cho ra quả to, tròn đều thì mỗi cây chỉ để từ 1 – 2 trái. Trên dây chính nên chọn quả ở vị trí là từ 15-20 còn trên dây nhánh chọn từ lá 8-12.
+ Phòng trừ sâu bệnh hại: Cây dưa hấu rất dễ nhiễm các loại sâu bệnh như: bọ dưa, sâu bùa vẽ, bọ trĩ, sâu ăn tạp,…Để phòng trừ các loại sâu hại trên, bà con cần tìm hiểu kĩ trước khi sử dụng các loại thuốc BVTV chuyên dụng cho cây dưa. Bởi nếu không dùng đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
+ Thu hoạch: Dưa hấu có thể thu hoạch sau 2 – 3 tháng, khi vỏ dưa đã cứng, chuyển sang màu đặc trưng của giống, độ chín đạt 70-80% là lúc bà con có thể bắt tay vào thu hoạch.
Với những kiến thức và kinh nghiệm thực tế trên, hy vọng sẽ giúp cho bà con dân sẽ có một mùa vụ dưa hấu bội thu.