Giải pháp hiệu quả chống hạn, mặn cho cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Ảnh hưởng của muối đối với đất trồng tương tự như ảnh hưởng của nó với cơ thể con người, nhiều quá sẽ dẫn đến tác hại khôn lường. Đặc biệt với những vùng bị ngập quá mặn sẽ không thể tái sử dụng.

Vì sao đất bị ngập mặn

Đất có thể bị ngập mặn bởi nhiều nguyên nhân trong đó có sự tan chảy tự nhiên của các loại khoáng chất, khi nước mặn xâm nhập vào đất sẽ tích tụ các muối hòa tan trong đất. Cường độ của quá trình bốc thoát và quá trình tích tụ của muối trong đất và trong nước gia tăng với độ tiếp xúc của nguồn nước mặn, quá trình tích tụ muối càng tăng ở những nơi khô hạn.

Do lượng nước không đủ để rửa trôi các dạng muối dễ hòa tan sau một thời gian dài dẫn đến làm tăng độ mặn của đất. Hoặc do thói quen canh tác khi một số loại phân bón hiện nay có tỉ lệ kali rất cao để lại hàm lượng muối trong đất cao sau khi dùng, việc sử dụng nước tưới tiêu có hàm lượng muối cao. Và nan giải nhất là nước biển dâng cao do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển mặn ăn sâu hơn vào các vùng đất nông nghiệp.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) thì Việt Nam là một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu nếu xét theo chuẩn thiên tai và nước biển dâng. Nghiên cứu cụ thể hơn của Nicholls và Leatherman (1995) chỉ ra rằng nếu mực nước biển dâng cao thêm 1m (điều chắc chắn sẽ xảy ra) thì 6 triệu người ở Ai Cập sẽ bị ảnh hưởng với 12 – 15% diện tích đất nông nghiệp bị mất, 13 triệu người ở Bangladesh bị ảnh hưởng và nghiêm trọng hơn là ở Trung Quốc dự báo có 72 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp.

Ảnh hưởng của hạn, mặn đến đất và cây trồng

Cung cấp nước cho đất
Cung cấp nước cho đất

Khi đất bị ngập mặn, nhiễm mặn nếu không được cải tạo sẽ khiến cây trồng không sinh trưởng và phát triển được, gây xáo trộn và mất cân đối sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây trồng, mặn gây phá hủy cấu trúc đất, đất bị nén chặt, sự phát triển rễ bị giảm, giảm tính thấm nước và thoát nước, thiếu sự thoáng khí cho vùng rễ khiến rễ cây của cây trồng không hút nước và dinh dưỡng được, đồng thời làm cho màng tế bào bị phá vỡ dẫn đến cây bị mất nước, héo, trường hợp cây bị ngộ độc Na, Cl nặng sẽ gây chết cây.

Ảnh hưởng của mặn đối với cây trồng biểu hiện qua các triệu chứng cháy lá, làm giảm sinh trưởng phát triển, ảnh hưởng đến năng suất. Tùy thuộc hàm lượng nhiễm mặn của đất và khả năng chống chịu của từng loại cây trồng, mà xảy ra các trường hợp sau:

• Nếu đất nhiễm mặn nặng thì cây sẽ bị sốc mặn, rụng lá hàng loạt và chết
• Cây bị cháy dần từ chóp lá sau đó rụng lá hàng loạt.
Để tìm được giống cây trồng thích hợp, bà con cần biết được những nhóm cây nào có khả năng chịu mặn tốt nhất. Dưới đây là một số gợi ý:
• Nhóm cây chịu mặn tốt: Dừa, me,..có thể chịu mặn khoảng 5-6%
• Nhóm cây chịu mặn khá: Mít, xoài, mãng cầu… có thể chịu mặn từ 3-4‰.
• Nhóm cây chịu mặn trung bình: Cây có múi, ổi, vú sữa, sơ ri, cà chua, ớt, bầu bí, chuối, mía, bưởi, chanh,…có khả năng chống chịu được trong điều kiện độ mặn tối đa từ 2 đến 3‰.
• Nhóm cây chịu mặn yếu: lúa, bắp, đậu, cam quýt, trong đó lúa vào giai đoạn làm đòng, trổ,… có khả năng chịu tối đa 2‰
• Nhóm cây chịu mặn kém: Bơ, sầu riêng, chôm chôm, măng cụt, nhãn, đu đủ,…chỉ cần độ mặn chưa đến 1‰ đã gây ảnh hưởng xấu.

Giải pháp phòng chống hạn và mặn 

Để tránh nước ngập mặn xâm nhập vào đất trồng, bà con cần củng cố hệ thống đê bao cho chắc chắn. Luôn dự trữ nước ngọt trong mương, ao để có nước tưới cho cây trồng trong những tháng nước mặn có khả năng xâm nhập. Bà con cũng có thể dự trữ nước ngọt trong những túi nilon dày đặt ngay dưới gốc cây.

Để giảm bốc thoát hơi nước và nhu cầu cần nước của cây nên tiến hành tỉa cành, tạo tán, tỉa bớt hoa và quả trong giai đoạn này.Không nên xử lý cây ra hoa trong giai đoạn này nếu nguồn nước tưới không đảm bảo cung cấp đầy đủ cho cây khi đậu trái và phát triển trái.

Trên chân đất nhiễm mặn và có phèn thì nên bón loại vôi nung (CaO) để vừa rửa mặn vừa hạ phèn, không nên bón các loại phân chua như super lân, DAP, (NH4)2SO4, KCl… làm cho đất càng chua.

Đối với những vườn cây đang bị nhiễm mặn thì cần nhanh chóng rửa mặn và “đuổi” các chất độc của mặn trong đất vườn cây ngay bằng cách tưới nhiều lần nước ngọt để loại bỏ bớt độc chất trong đất, sau đó bón thêm vôi và phân kali để có thể hỗ trợ việc đẩy muối NaCl ra khỏi keo đất càng nhanh càng tốt. Tiếp tục tưới xả nước ngọt để rửa cho đến khi cây ra lại rễ mới, bón thêm phân hữu cơ và một ít phân hóa học cho cây mau phục hồi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline
0966.366.368
Chat qua Zalo
Facebook chat