Dưa chuột (dưa leo) là loại cây dễ sống, dễ chăm sóc, nhưng để trồng dưa chuột cho năng suất cao, phát triển tốt thì cần chọn loại đất phù hợp.
Thời điểm thích hợp để trồng dưa chuột
Dưa chuột là loại cây trồng có thể trồng luân canh, gối vụ trên một diện tích lớn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con nông dân.
Tại Miền Bắc, bà con thường trồng dưa chuột khoảng cuối tháng 2 (vụ xuân); tháng 5-6 (vụ hè thu) và giữa tháng 9 (vụ đông).
Các tỉnh Nam Bộ, dưa chuột thường được trồng cuối tháng 10 (vụ Đông) và cuối tháng 1 (vụ xuân).
Các tỉnh Tây nguyên, dưa chuột cũng được trồng 3 vụ chính: Vụ đông (cuối tháng 10), vụ xuân hè (cuối tháng 1) và vụ hè thu (trồng tháng 5, 6 – thu hoạch tháng 7, 8).
Đặc điểm đất trồng dưa chuột
Đất trồng dưa chuột cần đảm bảo đủ tiêu chí: Loại đất thích hợp nhất để trồng dưa chuột là đất có thành phần cơ giới nhẹ như đất cát pha, đất thịt nhẹ. Bộ rễ của dưa leo yếu, hấp thụ kém nên cần làm đất kỹ. Đất trồng dưa chuột phải lên luống cao 20 – 25cm, mặt luống rộng 1m, rãnh rộng 40 cm. Luống trồng nên phủ nilon để giữ ấm, giữ ẩm và hạn chế cỏ dại. Để đất trồng dưa chuột có nhiều dưỡng chất, bà con nên trộn phân hữu cơ, gỗ mùn và phân xanh để bổ sung.
Đặc biệt lưu ý, độ pH của đất nên duy từ 5,5 – 6,5. Nếu độ pH dưới 5,0 bà con bón vôi công nghiệp khoảng 30 – 50kg, rải đều trên mặt đất kết hợp với cày bừa.
Để đất trồng dưa chuột đảm bảo thì trước khi tiến hành gieo trồng 7-10 ngày, bạn nên bón một lớp phân chuồng hoặc phân hữu cơ và vôi bột.Bà con dùng phân NPK xới đều vào đất để phân ngấm. Cách làm này sẽ giúp nâng cao độ pH của đất trồng dưa chuột , giúp cho thời kỳ đầu sinh trưởng của dưa chuột được phát triển tốt.
Đất trồng dưa chuột phải được đánh xới kỹ để đất có độ tơi xốp. Cần dọn sạch cỏ, gốc rơm rạ hoặc xác của cây trồng ở mùa vụ trước.
Đất trồng dưa chuột cần phải sạch cỏ, cần làm cỏ thường xuyên và kịp thời, đặt biệt là trước và sau thời điểm bón phân tránh để các loại cỏ dại hút chất dinh dưỡng của cây. Một số loại cỏ dại ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng như: cỏ gấu, cỏ mần trầu, cây xấu hổ, cỏ tranh, cây rau dền cơm. Để xử lý, bà con có thể dùng màng nilon hoặc dùng rơm để phủ dưới gốc. Có thể sử dụng thuốc hóa học phun nhưng nên hạn chế.
Dưa chuột cần rất nhiều dưỡng chất nên việc thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho đất trồng dưa chuột là điều cần thiết, nhất là trong giai đoạn cây sinh trưởng. Ở giai đoạn cây sinh trưởng, bà con nên bổ sung nhiều phân bón hơn để thúc cây có thể phát triển tối đa. Đất trồng dưa chuột nếu bón đủ kali sẽ cho năng suất trái cao nhất, tiếp đến là đạm và lân.
Đặc điểm đất trồng dưa chuột cần chú ý từng mùa vụ như sau:
Vụ xuân – hè: Đây là thời điểm nhiệt độ cao, độ ẩm thuận lợi để cây sinh trưởng phát triển. Tuy nhiên đến thời điểm gần thu hoạch, bà con phải tưới nhiều nước nếu không hơi nước sẽ thoát qua lá, mặt đất khiến chúng bị còi cọc, thân nhỏ, quả nhỏ, năng suất thập.
Vụ hè – thu: Thời tiết mát mẻ, ít sâu bệnh, độ ẩm ổn định, không phải tưới quá nhiều nước, cho năng suất cao.
Vụ thu – đông: Do mưa nhiều nên lá phát triển tươi tốt, đậu quả kém ít quả, quả dễ bị thối, vụ này đất trồng dưa chuột không cần phải tưới quá nhiều nước.